Qua đời truy phong Vĩnh_Hoàng

Năm Càn Long thứ 15 (1750), ngày 15 tháng 3 (âm lịch), giờ Thân, Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng quy thiên ở Viên Minh Viên, khi chỉ mới 23 tuổi.

Càn Long Đế rất buồn vì cái chết của Vĩnh Hoàng, đau khổ chỉ dụ:「"Hoàng trưởng tử sinh ở Thanh Cung, tuổi là lớn nhất. Niên du nhược quán, sinh dục Hoàng tôn. Đến nay tuổi trẻ mà mất. Trẫm thật sự thương tiếc, nghi bị thành nhân chi lễ"」[4]. Tuy bị trách mắng, nhưng Vĩnh Hoàng dù sao cũng là Hoàng trưởng tử, địa vị không thể bình thường. Mệnh vào ngày thứ 5 (20), tiến hành khiêng linh cữu, nghỉ thiết triều và ban áo trắng 3 ngày. Ngày 16 tháng 3 cùng năm, Càn Long Đế phụng Sùng Khánh Hoàng thái hậu đích thân đến điện phụng an, truy tuyên Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng làm Hòa Thạc Định Thân vương (和碩定親王)[5], sau đó liên tiếp Càn Long Đế đều đích thân đến điện tưới rượu. Ngày 19 tháng 3, Càn Long Đế đích thân lâm điện phụng an, tiễn linh cữu về Tĩnh An trang tạm an. Cuối cùng ngày 26 tháng 3 cùng năm, Càn Long Đế quyết định ban thụy hiệu cho Hòa Thạc Định Thân vương là An (安), nên ông còn được gọi là [Định An Thân vương]. Từ đó trở đi, đến trước tháng 9 năm Càn Long thứ 17 (1752) làm lễ phụng an, Càn Long Đế mỗi năm đều đích thân đến tưới rượu. Sau khi phụng an, Càn Long Đế còn từng vài lần đến lăng viên tưới rượu Vĩnh Hoàng.

Phong hiệu ["Định"] của Vĩnh Hoàng, có Mãn văn là 「tokton」, ý là "Yên ổn", "Kiên định". Đáng chú ý là, phong hiệu cùng thụy hiệu ["An"] của Vĩnh Hoàng, xét về Mãn ngữ đều có nghĩa rất gần. Chữ An, Mãn văn là 「elhe」, ý là "Bình an", "Bình thản". Qua phong hiệu và thụy hiệu, có thể nhìn nào manh mối Càn Long Đế thật sự tiếc thương Vĩnh Hoàng. Chính điều này giải thích phần nào sự sủng ái và trọng vọng hơn bình thường của Càn Long Đế đối với chi hệ của Vĩnh Hoàng.